Bình Phước – Điểm sáng thu hút nhiều nhà đầu tư bất động sản hiện nay
Bình Phước là tỉnh trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, có vị trí chiến lược quan trọng, rất thuận lợi cho đầu tư phát triển công nghiệp, nông nghiệp, thương mại và dịch vụ.
Bình Phước có diện tích lớn nhất trong 19 tỉnh, thành phía Nam, Bình Phước có đường biên giới dài 258,939km, tiếp giáp Vương quốc Campuchia. Ở vị trí ngã ba Đông Dương, Bình Phước có điều kiện giao thông thuận lợi với nhiều tuyến đường huyết mạch như: Quốc lộ 13 thông suốt từ TP. Hồ Chí Minh qua Bình Dương lên Bình Phước, đến Cửa khẩu quốc tế Hoa Lư. Quốc lộ 14 kết nối các tỉnh Tây nguyên qua Bình Phước về TP. Hồ Chí Minh. Tuyến ĐT741 – Tân Vạn kết nối liên thông các khu công nghiệp với cảng biển Thị Vải, Cái Mép… Đặc biệt, từ sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất (TP. Hồ Chí Minh) đến Bình Phước chỉ mất 1 giờ 30 phút…
Mạng lưới giao thông kết nối liên vùng
Để tạo sự thông thương tốt nhất cho nhà đầu tư, Bình Phước đang chuẩn bị đầu tư các dự án như sau:
- Tuyến cao tốc Gia Nghĩa (Đắk Nông) – Chơn Thành (Bình Phước) đã được đưa vào quy hoạch mạng lưới đường bộ thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định 1454/QĐ-TTg ngày 1/9/2021. Qua quá trình làm việc, tác động của lãnh đạo tỉnh, Quốc hội, Chính phủ đã đồng ý đưa đường cao tốc Gia Nghĩa (Đắk Nông) – Chơn Thành (Bình Phước) vào kế hoạch đầu tư xây dựng giai đoạn 2021 – 2025, phấn đấu hoàn thành trước năm 2025. Với tổng mức đầu tư dự kiến 5.700 tỷ đồng;
- Tuyến đường sắt Dĩ An – Hoa Lư với mức đầu tư dự kiến 25.000 tỷ đồng;
- Quốc lộ 14C kết nối Đắk Nông với Bình Phước qua Tây Ninh, Long An, tổng mức đầu tư dự kiến 767 tỷ đồng;
- Ngoài ra, Bình Phước còn ưu tiên đầu tư các trục đường song song, trục kết nối với các tuyến ĐT741, Quốc lộ 13, Quốc lộ 14 và các tuyến đường tránh nội ô các đô thị, tạo mạng lưới giao thông liên hoàn, gắn kết các tỉnh, thành trong khu vực. Nhờ cơ sở hạ tầng giao thông phát triển, địa phương này nhanh chóng trở thành điểm đến của các nhà đầu tư.
Bình Phước cũng đang tiếp tục triển khai xây dựng tuyến Đồng Phú – Bình Dương; nâng cấp các tuyến giao thông kết nối giữa vùng nguyên liệu với chế biến, tiêu thụ và giữa các khu, cụm công nghiệp với nhau. Cùng với đó là hệ thống bến bãi, cảng cạn, cầu vượt ở một số điểm kết nối giao thông. Tất cả sẽ tạo ra lợi thế lớn cho việc kết nối với các cảng biển nước sâu, sân bay và giao thương với các tỉnh, thuận lợi cho xuất – nhập khẩu hàng hóa trong vùng và các nước trong khu vực.

Bình Phước từ lâu đã là nơi đáng sống với không khí trong lành, ôn hòa, cuộc sống yên bình, an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội đảm bảo. Người Bình Phước hài hòa, thân thiện, yêu lao động, khát khao làm giàu, có trình độ dân trí và tay nghề cao.
Ngoài 13 khu công nghiệp (KCN) hiện có với tổng diện tích gần 4.700 ha, trong đó có 6 KCN đã lấp đầy 100%; 7 KCN có tỷ lệ lấp đầy bình quân 38%. Dự kiến tỉnh sẽ mở mới 4 KCN với diện tích khoảng 10.000 ha, sẵn sàng phục vụ các nhà đầu tư. Mỗi huyện, thị xã, thành phố có ít nhất 2 cụm công nghiệp và đến năm 2030, Bình Phước có 40 cụm công nghiệp với tổng diện tích 1.600 ha. Bình Phước có hơn 600.000 ha đất tự nhiên, trong đó 2/3 sản xuất nông nghiệp và có hơn 20 loại khoáng sản được khai thác. Tỉnh đang khuyến khích phát triển nông nghiệp và chăn nuôi theo hướng hiện đại, hình thành khu trung tâm nông nghiệp kỹ thuật cao của Việt Nam.
Với cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp mà tạo hóa ban tặng, cùng nét văn hóa đa dạng của 41 dân tộc cùng sinh sống, lại là vùng đất giàu truyền thống lịch sử, vì thế cơ hội đầu tư vào du lịch sinh thái, du lịch về nguồn ở Bình Phước hứa hẹn đầy tiềm năng… Trong đó có 3 địa phương có cảnh thiên nhiên tươi đẹp nhất và là điểm đến rất đáng quan tâm của các nhà đầu tư.
Đồng Xoài – Trung tâm kết nối trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam
TP. Đồng Xoài nằm trên giao lộ giữa quốc lộ 14 và ĐT741. Đồng Xoài cách TP. Hồ Chí Minh khoảng 101km, cách TP. Buôn Ma Thuột (tỉnh Đắk Lắk) khoảng 198km, có tổng diện tích tự nhiên 16.771 ha với quy mô dân số trên 120.000 dân, dự kiến dân số đô thị đến năm 2030 là 250.000 dân.

Thành phố Đồng Xoài (đô thị loại II), là đầu mối giao thương quan trọng kết nối với Tây nguyên; là trung tâm cấp vùng về thương mại, dịch vụ, y tế, giáo dục và đào tạo phía Đông Bắc của TP. Hồ Chí Minh. Phía Bắc TP. Đồng Xoài có tuyến đường Hồ Chí Minh kết nối khu vực Tây nguyên với Đồng bằng sông Cửu Long. Đồng Xoài có hồ nước ngọt tuyệt đẹp và yên bình – Hồ suối Cam. Hiện thành phố đã xây dựng quy hoạch khu vực mặt nước dọc theo hồ để mời gọi đầu tư với diện tích hơn 974 ha, trong đó có khoảng 524 thửa đất của các hộ dân chủ yếu là đất trồng cao su và điều; đất khu vực mặt hồ, suối khoảng hơn 300 ha.

Hồ suối Cam nằm giữa tuyến quốc lộ 14 và đường cao tốc Hồ Chí Minh – Đắk Nông, cách quốc lộ 14 khoảng 300m. Hồ được định hướng quy hoạch gồm khu nhà ở cao cấp, kết hợp du lịch nghỉ dưỡng bám theo trục cảnh quan cây xanh – mặt nước Sông Bé và hồ Phước Hòa. Giáp với khu vực mặt nước dọc theo Suối Cam là khu vực đất dự trữ bám hồ Phước Hòa và dòng sông Bé, cùng với khu vực đất dự trữ giáp các đô thị hiện hữu của thành phố Đồng Xoài đầy tiềm năng.
Hớn Quản – Địa phương đang phát triển kinh tế không ngừng
Hớn Quản là huyện thuộc tỉnh Bình Phước, phía Đông giáp huyện Bù Gia Mập và huyện Đồng Phú, phía Tây giáp tỉnh Tây Ninh, phía Nam giáp huyện Chơn Thành, phía Bắc giáp huyện Lộc Ninh và thị xã Bình Long.Huyện có tổng diện tích tự nhiên 66,412.61ha, với địa hình không có núi cao, chỉ có một số ngọn đồi thấp thoải dần từ hướng Bắc đến hướng Nam, mang tính chất địa hình đồi gò của vùng trung du. Đất chủ yếu là đất đỏ bazan thích hợp đối với nhiều loại cây trồng đặc biệt là các loại cây công nghiệp có giá trị cao như: cao su, điều, hồ tiêu, cà phê,… Bên cạnh đó, có nguồn khoáng sản dồi dào như: đá vôi, đất sét, đá – cát xây dựng, đặc biệt là đá vôi với trữ lượng lớn là nguồn nguyên liệu cho các nhà máy sản xuất xi măng.

Khí hậu nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa ổn định, một năm chia thành hai mùa rõ rệt: Mùa mưa khí hậu nóng ẩm khởi đầu từ giữa tháng 5 và kết thúc vào cuối tháng 11 Dương lịch; mùa khô khí hậu có phần mát mẻ hơn, bắt đầu từ tháng 12 cho đến cuối tháng 4 năm sau. Mỗi năm bình quân có trên 100 ngày mưa, nhiều nhất từ tháng 5 đến tháng 8, lượng mưa bình quân khoảng 2.300 mm.
Hai con sông lớn của miền Đông Nam Bộ chảy qua huyện là sông Sài Gòn ở phía Tây chiều dài khoảng 50 km, sông Bé ở phía Đông chiều dài khoảng 60 km và một số dòng suối chảy theo hướng Tây Bắc – Đông Nam như suối Xa Cát, suối Xà Ních, suối Hốt,…đã góp phần tích cực vào việc điều tiết khí hậu và tạo nguồn nước dồi dào phục vụ sinh hoạt và trồng trọt.
Với điều kiện tự nhiên, xã hội thuận lợi, không gian thiên nhiên tuyệt đẹp, Bình Phước đang trở thành nơi đáng sống, làm việc, học tập và là điểm đến lý tưởng của các nhà đầu tư.
Có thể bạn quan tâm

9 rủi ro người dân cần biết trước khi mua chung đất là gì?

Tổng quan về thị xã Chơn Thành ( Bình Phước)

Bất động sản Bình Phước có tiếp tục sội động hay không?

Khu vực Tân Khai, Tân Quan thuộc Bình Phước đột phá hạ tầng giao thông

Đất nền là gì? Loại đất nền nào nhà đầu tư nên “né” năm 2022

Tổng quan về thành phố Đồng Xoài (Bình Phước)

Đất thổ cư là gì? Tất tần tật những điều cần biết về đất thổ cư
